Ánh nắng là thủ phạm gây ra bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy
Bổ sung vitamin B3 giúp giảm tái phát ung thư da
Nốt ruồi đổi màu có phải ung thư da?
Ung thư đang có xu hướng trẻ hóa
Bị ung thư da do nghiện "mốt" nhuộm da
Để có được kết quả trên, TS Iñigo Martincorena – tác giả nghiên cứu, thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Anh) và các đồng nghiệp đã phân tích các mẫu da của 4 bệnh nhân có tuổi từ 55 - 73 được phẫu thuật loại bỏ da thừa ở mí mắt làm suy yếu thị lực. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã thu được 3,760 tế bào đột biến khi tìm kiếm ở hơn 100 đột biến SCC trong từng cm2 da của 4 bệnh nhân.
Họ cho biết, những đột biến này được tích lũy từ khi các bệnh nhân còn nhỏ. Cụ thể, cứ mỗi tế bào da bị tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời sẽ gây ra một gene đột biến mới trong tế bào. Phát hiện này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ da tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với ánh nắng mặt trời do nó là nguyên nhân dẫn đến gia tăng số lượng lớn các đột biến, từ đó thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
TS Phil Jones – đồng tác giả nghiên cứu, Viện Wellcome Trust Sanger nhấn mạnh, cách tốt nhất để bảo vệ làn da của mình là tránh da tiếp xúc với ánh nắng từ sau 10h. Nếu nhất thiết phải ra ngoài, cần đội mũ rộng vành và mặc quần áo che nắng. Đặc biệt là các đối tượng trẻ em, người lớn tuổi, người đang mọc da mới và người đã có lượng tế bào da lớn bị đột biến.
Nhóm nghiên cứu cho biết, phát hiện của họ cũng làm sáng tỏ nguồn gốc của ung thư và nhấn mạnh giá trị của việc phân tích các mô để tìm hiểu thêm về các cách thức phát triển khác nhau của nhiều loại ung thư. Họ cũng chia sẻ, mặc dù các tế bào đột biến mà họ xác định đã sáp nhập thành cụm và phát triển gấp hai lần kích thước bình thường nhưng không ai trong số họ bị phát triển thành bệnh ung thư. Tuy nhiên, những đột biến này có thể là bước khởi đầu cho một loạt các bước có thể gây ra ung thư sau này.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Science.
Bình luận của bạn